Kỷ niệm 32 năm ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10/1991-1/10/2023)
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO NGƯỜI CAO TUỔI
Ngày Quốc tế Người cao tuổi năm nay được tổ chức với chủ đề “Gia đình và xã hội hãy tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích”. Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam năm 2023 có chủ đề: “Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ”.
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng trong cơ cấu dân số. Số người trên 60 tuổi năm 2022 là 12% và đến năm 2050 sẽ là 28%. Vì vậy chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nói riêng được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Theo Tổ chức Y tế thế giới số người cao tuổi bị rối loạn sức khỏe tâm thần dự kiến sẽ gần nhân đôi so với hiện tại vào năm 2030.
Một yếu tố làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi đó là ít kết nối và có cảm giác cô đơn, tự cô lập bản thân khỏi các mối quan hệ, tình trạng này làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm ở người già, đặc biệt vấn đề này có thể gây hại cho sức khỏe của một người giống như việc hút thuốc hoặc lười vận động.
Việc xác định và hỗ trợ những người cao tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần thường bị ảnh hưởng bởi sức khỏe thể chất do nhiều vấn đề, như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc, chi phí hoặc sự kỳ thị. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở người lớn tuổi thường bị chẩn đoán sai vì sự thay đổi trong hành vi được cho là do các bệnh lý tuổi già. Vì vậy nhiều người cao tuổi đến bệnh viện Tâm thần khám và điều trị thường ở tình trạng nặng.
Những thay đổi về cân nặng và cảm giác thèm ăn, hoặc các vấn đề về giấc ngủ và mệt mỏi,lo lắng quá mức hoặc mất hứng thú với các hoạt động từng được yêu thích là những dấu hiệu không phải do quá trình chuyển đổi bình thường trong quá trình lão hóa và cần được thăm khám về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Tình trạng sức khỏe tâm thần có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý thể chất và giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người già.
Số lượng người 60 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện tâm thần Yên Bái mỗi năm chiếm khoảng 30% tổng số bệnh nhân đến khám, khoảng gần 40% bệnh nhân đến điều trị nội trú tại bệnh viện thuộc nhóm người cao tuổi, với các vấn đề sức khỏe tập trung vào các bệnh lý mạch máu não như đau đầu, mất ngủ; bệnh lý Alzeimer, Paskinson, các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp…. Điều này thể hiện sự gia tăng đáng kể của bệnh nhân là người cao tuổi, cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc tâm thần người già.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và sức khỏe tâm thần cho người già nói riêng, bên cạnh tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo nhân lực, Bệnh viện luôn tạo điều kiện cho bệnh nhân cao tuổi như sự chăm sóc đón tiếp chỉ dẫn và nâng đỡ khi đi lại, đưa vào danh sách ưu tiên khi thăm khám; xây dựng các lối đi có mái che, đưa nhà ăn dinh dưỡng vào hoạt động; đầu tư hệ thống máy phục hồi chức năng phù hợp đều nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện và dễ tiếp cận cho người bệnh và người nhà.
Đối với người cao tuổi, việc được thăm khám và điều trị kịp thời tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần sẽ giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt ghánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt với xu thế già hóa dân sốnhư hiện nay thì việc “Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ” càng được coi trọng.Điều này thể hiện vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc nhận thức rõ “Gia đình và xã hội hãy tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích” từ đó
Nguyễn Sơn (Bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái)