Ngày Trái đất 22/4/2024 có chủ đề "Hành tinh và Nhựa" nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giảm 60% lượng rác thải nhựa vào năm 2040.
Tình trạng ô nhiễm nhựa đang là một thách thức lớn đối với môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Theo ước tính, mỗi năm thế giới thải ra 400 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ 9% được tái chế, 12% được đốt tại các lò rác, phần còn lại (khoảng 79%) chôn lấp hoặc thải ra môi trường.
Tại Việt Nam, chỉ số tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tăng cao từ 3,8 kg/năm/người (năm 1990) lên 41 kg/năm/người (năm 2015) và hiện nay là 54 kg/năm/người. Điều này dẫn đến gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Nhằm ứng phó với thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, tham gia các diễn đàn quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để giảm thiểu rác thải nhựa. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chung tay bảo vệ môi trường, mỗi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cần nâng cao ý thức, chung tay hành động vì một Trái đất xanh - Sạch - Đẹp!
+ 𝑯ạn chế sử dụng đồ nhựa một lần: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm thay thế thân
thiện với môi trường như túi vải, bình nước thủy tinh,...
+ Tái chế và tái sử dụng: Tái chế rác thải nhựa đúng cách, sáng tạo sử
dụng các vật dụng nhựa đã qua sử dụng.
+ Tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục: Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa
và khuyến khích mọi người chung tay bảo vệ môi trường
Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái trong những năm gần đây, hoạt động xây dựng bệnh viện xanh sạch đẹp gắn với bảo vệ môi trường được đặc biệt quan tâm chú trọng, trong đó một trong những hoạt động trọng tâm đó là hạn chế tối đa sử dụng rác thải nhựa. Theo đó hàng năm Bệnh viện đều có hoạt động ký cam kết giảm thiểu rác thải nhựa giữa các khoa phòng với Bệnh viện, đây cũng là hoạt động được đưa vào công tác cải tiến chất lượng cũng như hoạt động xây dựng và phát triển bền vững của đơn vị.