NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
Người báo cáo
ĐDCKI. Đinh Thị Thu
A. Theo Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Được quy định tại chương II ( Từ điều 4 đến điều 15) gồm 12 nhiệm vụ
1. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
Người bệnh nằm viện được Điều dưỡng tư vấn,GDSK: hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.
2. Chăm sóc về tinh thần
Người bệnh/người nhà được Điều dưỡng viên giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm,được động viên yên tâm và phối hợp trong quá trình điều trị chăm sóc,được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc, và, được đảm bảo an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.
3. Chăm sóc vệ sinh cá nhân
- NB được chăm sóc vệ sinh cá nhân hằng ngày gồm :vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.
- Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:
+ NB cần chăm sóc cấp I do Điều dưỡng viên, và Hộ lý thực hiện;
+ NB cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của Điều dưỡng viên, và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.
4. Chăm sóc dinh dưỡng
- Điều dưỡng viên phối hợp với Bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.
- Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào phiếu chăm sóc.
- Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do Điều dưỡng viên trực tiếp thực hiện.
5. Chăm sóc phục hồi chức năng
NB được điều dưỡng viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm để phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể.
6. Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật
- Điều dưỡng hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật
- Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng phải:
+ Hoàn thiện thủ tục hành chính;
+ Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu thuật, thủ thuật;
+ Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho Bác sĩ điều trị.
+ Chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận
7. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh
- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của Bác sĩ
- Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện: dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc.
- Thực hiện 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc so với y lệnh. Kiểm tra thuốc hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên/ ống thuốc.
- Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
- Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên.
- Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn, báo cáo Bác sỹ kịp thời
- Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.
8. Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong
- Người bệnh giai đoạn hấp hối được Điều dưỡng bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị người bệnh giai đoạn hấp hối tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.
- Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnh và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh.
- Động viên,an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.
- Khi người bệnh tử vong, Điều dưỡng viên phối hợp với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi, quản lý tư trang của người bệnh tử vong, bàn giao tử thi.
9. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
- Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.
- Điều dưỡng viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
- Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.
10. Theo dõi, đánh giá người bệnh
- Người bệnh đến khám, điều dưỡng viên khoa Khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.
- Điều dưỡng phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc phù hợp cho từng người bệnh.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.
- Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên khoa.
- Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
11. Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh
- Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.
- Điều dưỡng thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật.
- Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
12.Ghi chép hồ sơ bệnh án
- Tài liệu chăm sóc trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác theo Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế và theo tính chất chuyên khoa do bệnh viện quy định.
- Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.
b) Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều
dưỡng và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất .
c) Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.
- Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
B. Theo Thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 Quy định mã số , tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên Y.
I. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
- 1. Nhóm chức danh điều dưỡng, bao gồm:
- a) Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 HSL: 4,40 – 6,78
- b) Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 HSL: 2,34 – 4,98
- c) Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 HSL: 1,86 – 4,06
- 2. Nhóm chức danh hộ sinh, bao gồm:
- a) Hộ sinh hạng II Mã số: V.08.06.14 HSL: 4,40 – 6,78
- b) Hộ sinh hạng III Mã số: V.08.06.15 HSL: 2,34 - 4,98
- c) Hộ sinh hạng IV Mã số: V.08.06.16 HSL: 1,86 - 4,06
- 3. Nhóm chức danh kỹ thuật y, bao gồm:
- a) Kỹ thuật y hạng II Mã số: V.08.07.17 HSL: 4,40 – 6,78
- b) Kỹ thuật y hạng III Mã số: V.08.07.18 HSL: 2,34 – 4,98
- c) Kỹ thuật y hạng IV Mã số: V.08.07.19 HSL: 1,86 – 4,06
II. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điều dưỡng
1. Điều dưỡng hạng II
- Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành Điều dưỡng;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT (ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc)
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT .
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.
2. Điều dưỡng hạng III
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Điều dưỡng;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc)
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
- Có chứng chỉ đào tạo chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III.
3. Điều dưỡng hạng IV
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng.
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT( khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc).
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
4. Nhiệm vụ:
Theo Thông tư này Điều dưỡng có 7 nhiệm vụ cơ bản:
1) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:
2) Sơ cứu, cấp cứu:
- Chuẩn bị thuốc, phương tiện cấp cứu
- Thực hiện, tham gia thực hiện sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong các tình huống khẩn cấp: Sốc phản vệ, cấp cứu ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cuuws chuyên khoa.
3) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:
4) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng.
5) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:
6) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:
7) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:
( Tùy theo chức danh hạng điều dưỡng thì nội dung các nhiệm vụ thực hiện ở mức độ khác nhau)
III. CHỨC DANH KỸ THUẬT Y
1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo
- Kỹ thuật viện y hạng II
- Kỹ thuật Viên Y hạng III
- Kỹ thuật viên Y hạng IV
2. Nhiệm vụ của chức danh Kỹ thuật viện y
6 Nhiệm vụ
1)Thực hiện chuyên môn kỹ thuật y: hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh trước, trong và sau khi tiến hành kỹ thuật, gửi/chuyển mẫu, kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, thuốc, hóa chất theo đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên khoa;
2) Quản lý hoạt động chuyên môn: định kỳ kiểm kê, báo cáo về sử dụng trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm, sử dụng, bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật.
3) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:Thông báo kịp thời chỉ số, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị;
4) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh:
5) Tư vấn, giáo dục sức khỏe:
6) Đào tạo, nghiên cứu khoa học: