PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN

1. Các khó khăn mà người bệnh tâm thần và gia đình họ phải đối mặt:

-  Người bệnh tân thần có khó khăn trong việc thực hiện các chức năng sinh hoạt: hạn chế không thực hiện được các chức năng ăn uống, tắm rửa vệ sinh cá nhân, mặc quần áo cũng như các hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày.

-  Không tiếp tục làm việc được nữa, bỏ việc đi lang thang.

-  Quan hệ gia đình, vợ chồng cũng bị xáo trộn, thay đổi.

- Về xã hội: người bị bệnh tâm thần bị hạn chế tham gia được các hoạt động của xã hội.

2. Ý nghĩa của phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần:

Ngày nay điều trị tâm thần không chỉ là chữa lành thương tích cho người bệnh mà còn phải phục hồi chức năng tâm thần để giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng; phục hồi chức năng là một trong những yếu tố quyết định thành công khi điều trị tâm thần cho người bệnh, là việc làm có ý nghĩa rất lớn giúp thay đổi cuộc sống của người bệnh: tái tạo lại sức khỏe và khả năng hoạt động, làm việc của người bệnh. Giúp người bệnh có thể hồi phục và cải thiện đầy đủ về mặt cảm xúc và vận động cơ thể, từ đó nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và làm việc nuôi sống bản thân.

3. Các mức độ phục hồi chức năng tâm thần

Việc phục hồi chức năng tâm thần hay tâm lý cho người bệnh tâm thần cần phải thực hiện dần dần, kiên trì. Người hướng dẫn phải có kinh nghiệm, thời gian và thực hiện huấn luyện các kỹ năng sống cho người bệnh tâm thần qua 4 mức độ như:

- Giúp người bệnh có thể tự phục vụ bản thân được

- Hiểu được nghĩa vụ và làm tròn bổn phận của bản thân mình đối với gia đình;

- Hòa nhập các hoạt động cộng đồng xã hội;

- Có thể sống độc lập và làm việc để mang đến thu nhập cho chính bản thân mình.

Hiện nay bệnh viện tâm thần tỉnh Yên Bái đã triển khai một số hình thức phục hồi chức năng tâm lý xã hội sau điều trị với mong muốn giúp những người bệnh tâm thần có thể tái hòa nhập cộng đồng và làm việc để nuôi sống bản thân, ngăn ngừa tái phát cơn như:

- Liệu pháp tâm lý nhóm: Dùng động lực nhóm với mục đích điều chỉnh lại những hành vi không phù hợp của người bệnh; giải quyết các vấn đề khó khăn của từng bệnh nhân; rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội (hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau);

- Liệu pháp tâm lý cá nhân: giúp người bệnh tâm thần thuyên giảm các triệu chứng; điều chỉnh và xây dựng lại các mối quan hệ nhân cách bị rối loạn; phát triển nhiều kỹ năng để ứng phó và giải quyết các vấn đề xã hội và cuộc sống.

- Liệu pháp lao động: giúp người bệnh huy động mọi khả năng hoạt động của bản thân trong công việc; quá trình lao động giúp người bệnh quên đi những cảm giác khó chịu do hoang tưởng, ảo giác gây ra. Đồng thời giảm bớt lo lắng về bệnh tật mà bản thân đang mắc phải, không bị mất tập trung hay suy nghĩ miên man; liệu pháp lao động giúp người bệnh hiểu được tinh thần kỷ luật, kỹ năng làm việc tâp thể; giúp người bệnh có thể tự đi lại sinh hoạt và chăm sóc bản thân; nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

- Liệu pháp văn hóa trong điều trị tâm thần: giúp người bệnh có thể luyện tập trí nhớ để khội phục lại những phần bị giảm sút; luyện tập kỹ năng xã hội: người bệnh được học lại những cách giao tiếp với mọi người. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng giao tiếp xã hội, sự hiểu biết lẫn nhau.

- Liệu pháp sinh hoạt tập thể: giúp người bệnh rèn luyện kỹ năng xã hội và tạo tinh thần đoàn kết học hỏi lẫn nhau.

- Liệu pháp luyện tập thể thao: hoạt động này sẽ giúp người bệnh rèn luyện sức khỏe và tinh thần đoàn kết, sống trong môi trường tập thể.

 

Để lại bình luận của bạn

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài