TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Rối loạn tự kỷ là một rối loạn chức năng não bộ, nó ẩn hình mà không có một chẩn đoán sàng lọc y khoa trước sinh, chu sinh nào có thể phát hiện ra được. Vì vậy các nhà chuyên môn đã không ngừng xây dựng và phát triển, chuẩn hóa các bộ công cụ giúp hỗ trợ chẩn đoán cho rối loạn này thông qua các hành vi, quá trình phát triển tâm sinh lý của một đứa trẻ, tức là chúng ta chỉ có thể sàng lọc và chẩn đoán sau khi đứa trẻ được sinh ra.
Ai là người phát hiện giúp sàng lọc chẩn đoán sớm?
Cha mẹ và người chăm sóc chính của trẻ sẽ là người đầu tiên giúp phát hiện và sàng lọc sớm các nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ  trước khi đưa đến gặp các nhà chuyên môn. Vai trò của cha mẹ thật quan trọng trong quá trình theo dõi, chăm sóc con của mình. Chẳng một ai có thể gần gũi, thân cận hơn đối với đứa trẻ bằng cha mẹ của chúng
Để thực hiện tốt vai trò của mình trong việc phát hiện sớm các dấu hiệu đòi buộc cha mẹ cần có một chút nhận thức về rối loạn Phổ tự kỷ. Việc này không hề quá khó đối với cha mẹ, chúng ta đang trong thời kỳ số hóa, công nghệ 4.0, rất nhiều những trang web chính thống cung cấp cho chúng ta những thông tin ban đầu về tự kỷ, các dấu hiệu sớm lúc trẻ 3 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, …. Khi nhìn nhận rõ sự khác biệt cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến các đơn vị chuyên môn, để việc sàng lọc chẩn đoán phát hiện sớm được thực hiện. Việc chẩn đoán phát hiện trẻ có rối loạn tự kỷ phải được thực hiện qua rất nhiều giai đoạn khác nhau: Sàng lọc, theo dõi, hỏi chuyện lâm sàng, quan sát, công cụ trắc nghiệm, … Mất khá nhiều thời gian để có chẩn đoán khẳng định trẻ rối loạn tự kỷ. Và trong quá trình ấy, chỉ cần những phát hiện sớm về bất kỳ một bất thường nào đó, gia đình cần có những can thiệp kịp thời mà không cần phải chờ đợi kết quả chẩn đoán mới có những tác động hỗ trợ can thiệp cho trẻ
Ý nghĩa của kết quả sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ
Sàng lọc phát hiện sớm giúp phát hiện chính xác những trẻ có nguy cơ Rối loạn phổ tự kỷ để trẻ được tiếp cận với nhà chuyên môn và các dịch vụ giáo dục đặc biệt kịp thời. Cùng với đó sàng lọc phát hiện sớm được xác định là có ý nghĩa quan trọng với trẻ khuyết tật nói chung trẻ rối loạn phổ tự kỉ nói riêng. Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, việc sàng lọc phát hiện sớm và can thiệp giao dục phù hợp có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển của trẻ. Kết quả của Sàng lọc phát hiện sớm là tiền đề và điều kiện tiên quyết đảm bảo cho thành công cao của can thiệp, giáo dục hòa nhập cho trẻ sau này. Đồng thời, sẽ quyết định liệu trẻ có thể phát huy hết tiềm năng của mình hay trẻ cần hỗ trợ của giáo dục đặc biệt suốt đời
Nếu kết quả sàng lọc cho thấy có dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ, bạn có thể cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm các chẩn đoán chuyên sâu, bao gồm bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm thần và các nhà tâm lý lâm sàng.
Khi trẻ được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ, điều quan trọng là cần can thiệp cho trẻ càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp tận dụng tối đa sức mạnh cũng như các kỹ năng của trẻ. Nó cũng đã được chứng minh là có thể cải thiện hành vi, các kỹ năng giao tiếp và xã hội của trẻ mắc Rối loạn phổ tự kỷ
Hiện tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái đã bước đầu thực hiện đánh giá nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em thông qua các trắc nghiệm tâm lý. Trong thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục ứng dụng các công cụ đánh giá chẩn đoán chuyên sâu vào khám và chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ phụ huynh trong can thiệp và giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại gia đình.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶTẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
                                                                                                                                                      

 

Để lại bình luận của bạn

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài