THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH YÊN BÁI
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH YÊN BÁI
TÓM TĂT: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 48 xã, phường thuộc 03 hyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Yên Bái có tham gia quản lý, điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng trong năm 2016. Kết quả cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần được triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở. 100% các xã có triển khai đầy đủ các hoạt động theo quy định; 100% các trạm y tế bố trí cán bộ chuyên trách và triển khai thực hiện các nội dung họat động; 100% tổ, thôn bản có cộng tác viên y tế tham gia hoạt động; 22,9% cán bộ tại tuyến cơ sở có trình độ bác sĩ; 77,1% cán bộ tuyến cơ sở là Y sĩ; 100% các thôn bản đều có cộng tác viên Y tế hoạt động. Hoạt động cấp phát thuốc cho người bệnh được thực hiện thuận lợi 64,3% người bệnh được giám sát, hướng dẫn phục hồ chức năng tại nhà theo đúng quy định; 36,7% người bệnh được kiểm tra giám sát ít hơn so với quy định; Kết qủa nghiên cứu này làm cơ sở đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xem xét đầu tư cho hoạt động chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tâm thần phân liệt trên địa bàn tỉnh Yên Bái tích cực, hiệu quả hơn.
Từ khóa: Yên Bái; quản lý; người bệnh tâm thần phân liệt.
1. Đặt vấn đề.
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh loạn thần nặng, là bệnh cần được quản lý điều trị lâu dài tại cộng đồng. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới thì tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt chiếm khoảng 1% dân số. Ở Việt Nan theo thống kê của một số tác giả thì tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt chiếm 0,3 – 0,8% dân số; Ước tính cả nước hiện nay có khoảng 300.000. người bệnh tâm thần phân liệt.
Việc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt cần được tiến hành thường xuyên, kết hợp nhiều liệu pháp. Do đó điều trị cho người bệnh tại cộng đồng là xu hướng tích cực và đúng đắn và trở thành một trong những giải pháp có tính chiến lược ở nhiều nước trên thế giới.
Ở nước ta, ngày 10/10/1998, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng vào chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội – bệnh dịch nguy hiểm HIV/AIDS,[15].
Yên Bái đã triển khai hoạt động quản lý, điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng từ năm 1999. Tính hết năm 2015 Yên Bái đã triển khai quản lý, điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt tại 164/180 xã, phường đạt 91 % xã, phường trong toàn tỉnh, đã đem lại những kết quả tích cực. Việc lựa chọn những giải pháp phù hợp cho hoạt động quản lý người bệnh tâm thần phân liệt trên điạ bàn tỉnh Yên Bái là rất quan trọng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người bệnh tâm thần phân liệt; Người nhà bệnh nhân.
- Toàn bộ hồ sơ, bệnh án, các báo cáo lưu trữ tại các trạm y tế.
- Lãnh đạo các trung tâm Y tế, lãnh đạo các xã, phường.
- Cán bộ làm công tác tâm thần tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã, CTV Y tế thôn bản.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2016.
2.3. Địa điểm nghiên cứu:
Chọn ngẫu nhiên được 03 huyện thị đủ cỡ mẫu bệnh nhân nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng.
2.4.1. Cỡ mẫu bệnh nhân.
Áp công thức tính cỡ mẫu dành cho nghiên cứu mô tả, được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ trong quần thể:
Thay các giá trị được n = 165. Cộng thêm khoảng 10% bệnh nhân và người nhà bỏ cuộc, vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 181 bệnh nhân.
2.4.2. Cỡ mẫu người nhà bệnh nhân.
Chọn cỡ mẫu người nhà bằng 50% bệnh nhân. Lập danh sách bệnh nhân lấy khoảng cách k = 2, số người nhà bệnh nhân là 90.
2.4.3. Bệnh án.
Chọn lấy toàn bộ bệnh án của bệnh nhân TTPL đang được quản lý, điều trị tại các trạm y tế tại các huyện thị nghiên cứu từ trước năm 2015 đến thời điểm nghiên cứu.
2.4. 4. Số liệu thứ cấp.
Thu thập toàn bộ thông tin về nhân lực, vật lực và kết quả hoạt động quản lý bệnh nhân TTPL qua sổ sách, báo cáo hoạt động quản lý bệnh nhân TTPL từ trước năm 2015 đến thời điểm nghiên cứu.
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Bảng 3.1. Hoạt động của hệ thống quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Yên Bái năm 2016.
STT |
Nội dung hoạt động |
Mức độ |
Kết quả
|
||
Tỉnh |
Huyện |
Xã |
|||
1 |
Xây dựng kế hoạch |
Kịp thời, cụ thể |
X |
X |
X |
Chưa kịp thời |
|
|
|
||
Không xây dựng |
|
|
|
||
2 |
Kiểm tra giám sát |
Theo đúng kế hoạch |
X |
X |
X |
Không theo kê hoạch |
|
|
|
||
Không thực hiện |
|
|
|
||
3 |
Cấp phát thuốc |
Đúng thời gian, đủ thuốc |
X |
X |
X |
Không đúng, không đủ |
|
|
|
||
Không thực hiện |
|
|
|
||
4 |
Cấp kinh phí |
Đầy đủ |
|
|
|
Có nhưng không đủ |
|
|
|
||
Không cấp |
X |
X |
X |
||
5 |
Tập huấn |
Có kế hoạch |
|
|
|
Không có kế hoạch |
X |
X |
X |
||
6 |
Khám sàng lọc |
Có kế hoạch |
|
|
|
Không có kế hoạch |
X |
X |
|
||
7
|
Khám định kỳ
|
Có kế hoạch |
|
|
X |
Không có kế hoạch |
X |
X |
|
||
8 |
Tuyên truyền |
Đài phát thanh, truyền hình, truyền thanh |
X |
X |
X |
Không thực hiện |
|
|
|
||
9 |
Báo cáo |
Báo cáo dày đủ, kịp thời |
X |
X |
X |
Chưa đầy đủ, chưa kịp thời |
|
|
|
||
Không báo cáo |
|
|
|
Nhận xét:
- Tuyến tỉnh: Các hoạt động cơ bản được triển khai tốt; còn 03 hoạt động chưa được triển khai gồm: Hoạt động đào tạo tập huấn; khám định kỳ; khám sàng lọc không được triển khai.
- Tuyến Huyện: Các hoạt động cơ bản được triển khai tốt; còn 03 hoạt động chưa được triển khai gồm: Hoạt động đào tạo tập huấn; khám định kỳ; khám sàng lọc không được triển khai.
- Tuyến xã: Các hoạt động cơ bản được triển khai tốt; còn 02 hoạt động chưa được triển khai gồm: Hoạt động đào tạo tập huấn; khám sàng lọc không được triển khai.
Bảng 3.2. Nhân lực chuyên trách tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã tham gia hoạt động.
STT |
Trình độ chuyên môn |
Tuyến tỉnh |
Tuyến huyện |
Tuyến xã (TYT) |
||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|||
1 |
Bác sỹ |
Sau đại học |
2 |
50 |
|
|
|
|
Chuyên khoa |
1 |
25 |
|
|
|
|
||
Đa khoa |
1 |
25 |
|
|
11 |
22,9 |
||
2 |
Y sỹ |
Chuyên khoa |
2 |
50 |
3 |
100 |
|
|
Đa khoa |
|
|
|
|
37 |
77,1 |
||
Tổng |
4 |
|
3 |
|
48 |
|
Nhận xét:
- 50% cán bộ tuyến tỉnh là bác sỹ; 50% cán bộ tuyến tỉnh là Y sĩ; 100% cán bộ tuyến huyện là Y sỹ chuyên khoa22,9% cán bộ tuyến xã là bác sĩ; 77,1% cán bộ tuyến cơ sở là Y sỹ;
- Tỷ lệ xã có cán bộ chuyên trách tại y tế cơ sở là bác sĩ chiếm 22,9% là điều kiện thuận lợi cho triển khai các hoạt động của dự án ở cộng đồng.
Theo Lê Minh trường tỷ lệ bác sỹ chuyên trách ở các trạm y tế thuộc Tiên du Bắc Ninh chỉ chiếm 7,1%
Bảng 3.3. Phân bổ cộng tác viên tại thôn, bản.
Huyện |
Xã, phường |
Số thôn |
Số CTV |
Đủ |
Thiếu |
Lục Yên |
24 |
167 |
167 |
X |
|
TP Yên Bái |
17 |
77 |
77 |
X |
|
TX Nghĩa Lộ |
7 |
42 |
42 |
X |
|
|
48 |
286 |
286 |
|
|
Nhận xét: 100% tổ, thôn bản có cộng tác viên y tế, là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động y tế nói chung, hoạt động chăm sóc người bệnh tâm thần nói riêng.
Hộp 1 . Thảo luận nhóm cộng tác viên Y tế thôn bản.
….. Cộng tác viên được bố trí đủ tại các thôn bản, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động không có nên không động viên được người tham gia…. Bà Dung cộng tác viên ( Thôn 5) xã Minh Xuân Lục Yên …. Địa bàn đi lại khó khăn, đề nghị cấp trên hỗ trợ tiền xăng, xe cho cộng tác viên trong hoạt động tại thôn bản. Bà Phát cộng tác viên ( thôn 19) xã Minh Xuân Lục Yên ..... Chăm sóc, hướng dẫn người bệnh tâm thần là công việc khó khăn, nhiều khi nguy hiểm, trong khi kinh phí hỗ trợ động viên không có nên khó để các cộng tác viên thường xuyên nhiệt tình làm được ... Bà Hoa Cộng tác viên thôn Sà Lèn – Nghĩ lợi – Nghĩa Lộ |
Cộng tác viên y tế thôn bản là lực lượng gần gũi với người bệnh tâm thần phân liệt, là cầu nối giữa y tế cơ sở với với người bệnh và người nhà bệnh nhân họ vốn là những người hăng hái , nhiệt tình trong công tác cộng đồng, do dó cần bố trí kinh phí hỗ trợ họ để họ chủ động, hăng hái tham gia hoạt động trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tâm thần phân lietj tại cộng đồng.
Bảng 3.4. Hoạt động cấp phát và lĩnh thuốc cho bệnh nhân.
Quá trình lĩnh thuốc
Nơi lĩnh thuốc
|
Đều |
Không đều |
Bỏ điều trị |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Trạm y tế xã |
178 |
|
3 |
178 |
|
Bệnh viện Tâm thần |
1 |
|
|
1 |
|
Nơi khác |
không |
|
|
|
|
Nhận xét: 99,4% Người bệnh được lĩnh thuốc tại trạm y tế và không gặp phải khó khăn nào khi lĩnh thuốc.
Hộp 2. Một số ý kiến về việc lĩnh thuốc.
Trạm y tế có thông báo qui định ngày lĩnh thuốc cho bệnh nhân nên gia đình chủ động thời gian đến lĩnh thuốc do đó không bị ảnh hưởng đến công việc …
Bà Lò Thị Lanh người nhà bệnh nhân – Bản vệ - Nghĩa Lợi – Nghĩa Lộ
… Được lĩnh thuốc tại trạm y tế thì thuận tiện không phải đi bệnh viện tâm thần tỉnh lĩnh thuốc vừa mất thời gian, vừa tốn kém …
Bà Lý Thị Săn người nhà bệnh nhân xã Động Quan – Lục Yên
Tổ chức cấp phát thuốc cho người bệnh tại trạm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh được lĩnh thuốc đầy đủ, kịp thời đồng thời góp phần giảm chi phí cho các gia đình bệnh nhân mỗi khi đi lĩnh thuốc tại bệnh viện tâm thần tỉnh như trước khi triển khai dự án về các xã.
Bảng 3.5. Hoạt động giám sát, hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh tại nhà.
Hoạt động |
Số lần/năm |
|||
4 |
3 |
2 |
1 |
|
Giám sát |
117 |
|
34 |
31 |
Hướng dẫn phục hồi chức năng |
117 |
|
34 |
31 |
Nhận xét: 64,28% Người bệnh được giám sát, hướng dẫn phục hồi chức năng tại cộng đồng theo quy đinh, hướng dẫn; 35,72% Người bệnh được giám sát, hướng dẫn chưa đúng quy định
Bảng 3.6. Hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân.
STT |
Các chỉ số |
Có |
Không |
|
Có ban chỉ đạo |
X |
|
|
Có chuyên đề về người bệnh TT |
|
X |
|
Có phân công nhiệm vụ trong Ban |
X |
|
|
Cán bộ được tập huấn về bệnh TTPL |
|
X |
Nhận xét: 100% địa phương có thành lập Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân và phân công nhiệm vụ;
Hộp 3 . Phỏng vấn sâu cán bộ địa phương.
…. Địa phương luôn quan tâm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn, thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho trạm y tế triển khai các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ. Tuy nhiên chưa có chuyên đề về chăm sóc sức khỏe cho người bị bệnh tâm thần, …. Cán bộ ban chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa được tập huấn, cập nhật kiến thức về bệnh tâm thần, trong khi đó trạm Y tế chưa tham mưu đối với Ban chăm sóc sức khỏe đối với người bệnh tâm thần ….
Ông Thăng – Phó ban chăm sóc sức khỏe nhân dân xã Nghĩa An – Nghĩa Lộ
Qua đây cho thấy các địa phương đã có sự quan tâm đến hoạt động chăm sóc người bệnh tâm thần; tuy nhiên cán bộ ban chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa được tập huấn, cập nhât kiến thức về bệnh tâm thần đây cũng hạn chế đối với Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân ở địa phương; Chính quyền địa phương cần phối hợp với ngành y tế tổ chức lớp tập huấn kiến thức về bệnh tâm thần, kỹ năng quản lý, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng.
4. Kết luận.
- Mô hình, hệ thống quản lý chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại tỉnh Yên Bái được triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở đảm bảo theo đúng quy định.
- Cán bộ tuyến cơ sở được bố trí đủ nhân lực; cán bộ tại trạm y tế có trình độ là Bác sĩ là 22,9% cao hơn một số địa phương.
- Cấp phát thuốc và được triển khai khá tốt giúp người bệnh có thuốc đủ, kịp thời đồng thời giúp giảm chi phí đối với gia đình bệnh nhân mỗi khi đi lĩnh thuốc.
- Thiếu kinh phí cho một số hoạt động : Đào tạo tập huấn; khám sàng lọc; kiểm tra giám sát làm cho kết quả hoạt động của Dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng kém bền vững.