TRẦM CẢM VÀ PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ TỰ TỰ Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

TRẦM CẢM VÀ PHÒNG TRÁNH
NGUY CƠ TỰ TỰ Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có khoảng 350 triệu người bị trầm cảm (cứ 20 người thì có một người đã từng trải qua một lần trầm cảm), hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát.  Ở Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người. Gần đây, trên địa bàn tỉnh, liên tiếp những vụ tự tử do trầm cảm xảy ra, báo động nhiều vấn đề cấp thiết về hậu quả của bệnh lý trầm cảm mà người dân cần nắm được để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người nhà.

Bệnh trầm cảm nếu không có phương pháp để cải thiện, để lâu và tái diễn nhiều lần và dần trở thành mãn tính, dẫn tới suy giảm khả năng tự chăm sóc, hay nghĩ đến việc tự tử. Bất kể ai cũng thể mắc trầm cảm, tuy nhiên, ở nữ giới có nguy cơ mắc nhiều hơn nam khoảng 2 lần. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng trầm cảm như: Có cú sốc tinh thần, Sang chấn tâm lý, Áp lực công việc học hành, Sự nghiệp trục trặc, Đối diện với những khó khăn quá lớn…

Dấu hiệu để nhận biết người bị trầm cảm gồm: Hay quên sự việc xảy ra trong ngày, lòng tự trọng giảm sút, bi quan về bản thân, thấy tội lỗi với gia đình, ngại tham gia hoạt động, giảm dần quan tâm thích thú, thấy kém cỏi…

Những dấu hiệu trên kéo dài trong 14 ngày và dấu hiệu đó hầu như ngày nào cũng xuất hiện và kéo dài cả ngày, ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống, sinh hoạt, gia đình, công việc, xã hội… thì cần phải thăm khám và điều trị. Trầm cảm có những giai đoạn khác nhau, thường một đợt điều trị trầm cảm kéo dài 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, nhưng cũng có những trầm cảm sẽ kéo dài hơn, có thể từ 1 đến 2 năm.

Cơ thể có cơ chế tự phục hồi, hiều người có dấu hiệu trầm cảm nhưng tự cải thiện và phục hồi được, điều đó rất tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh một người tự khỏi và một người được chăm sóc bởi các chuyên gia y tế, thì người được chăm sóc y tế hậu quả sẽ nhẹ hơn rất nhiều, đỡ tốn chi phí và thời gian đối diện với căn bệnh hơn

Trầm cảm rất dễ tái phát, chỉ có bác sĩ và chuyên gia tâm lý mới biết người này bị trầm cảm là vì sao. Nếu trầm cảm lần đầu tiên khỏi, thì nguy cơ bị lần hai khoảng 20%, nếu bị lần thứ 2 thì nguy cơ tái phát lần 3 là 50%, bị lần 3 thì nguy cơ tái phát là 80%. Vì vậy, người bệnh không những điều trị khỏi mà họ còn cần tư vấn của chuyên gia để dự phòng lần sau không tái phát. Đó là điều vô cùng quan trọng.

Chính vì trầm cảm có thể mang tới nhiều hệ lụy trầm trọng, nên người bệnh không nên coi nhẹ triệu chứng trầm cảm. Khi có bất cứ dấu hiệu gì, hãy tìm đến các cơ sở chuyên khoa tâm thần, chuyên gia tâm lý để kịp thời điều trị. Ngoài ra, , gia đình vô cùng quan trọng và luôn luôn cần trong suốt quá trình người trầm cảm điều trị. Gia đình sẽ nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tự tử, đánh giá nghiêm chỉnh về tự tử, ngay từ khi phát hiện bệnh nhân có ý nghĩ muốn chết, đồng thời theo dõi những dấu hiệu, triệu chứng nặng của người bệnh trầm cảm như: Lời nói thoáng qua hay kế hoạch của việc tự sát; việc tự làm hại bản thân; từ chối điều trị bằng việc bỏ thuốc, giả vờ uống thuốc...

Để phòng tránh nguy cơ tự tử ở người bệnh trầm cảm cần nhận biết kịp thời các dấu hiệu trong hành vi và cảm xúc của người bệnh và tạo môi trường an toàn, loại bỏ mọi vật có thể dẫn đến tự tử; Kịp thời đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị; Điều trị thuốc phối hợp với trị liệu tâm lý: Sử dụng thuốc chống trầm cảm là cần thiết để kiểm soát triệu chứng bệnh, bên cạnh đó phối hợp với trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh hiểu và có nhận thức đúng đắn hơn về bản thân, thay đổi hành vi nhận thức tiêu cực, gia tăng khả năng ứng phó áp lực cuộc sống và học được các kỹ năng phòng tránh tái phát; Cùng với đó người bệnh trầm cảm cần tham gia vào các nhóm, mạng lưới xã hội dành cho bệnh nhân để giúp họ cảm thấy được yêu thương và chia sẻ ủng hộ.

Tại bệnh viện tâm thần Yên Bái, chúng tôi có đội ngũ cán bộ y bác sỹ chuyên khoa và cán bộ tâm lý giàu kinh nghiệm trong điều trị trầm cảm cũng như các bệnh lý cảm xúc khác. Chúng tôi cam kết mang đến sự chăm sóc, điều trị tốt nhất cho bệnh nhân Trầm cảm thông qua sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý.

Chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ phòng ngừa các nguy cơ tự tử ở bệnh nhân trầm cảm thông qua tin nhắn trang fanpage http://www.facebook.com/suckhoetamthanyenbai

TRẦM CẢM VÀ PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ TỰ TỰ Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

TRẦM CẢM VÀ PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ TỰ TỰ Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

Nguyễn Sơn

Để lại bình luận của bạn

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài