Tỷ lệ của hành vi tự sát “đáng báo động, đầy bất ngờ” ở những người phải điều trị lâu dài.

Hành vi tự sát thường gặp ở những người cao tuổi – và đặc biệt là những người phụ nữ cao tuổi, một nghiên cứu mới cho thấy.

Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp bao gồm 20 nghiên cứu và nhiều hơn 3 triệu cá thể đang sống với chế độ chăm sóc lâu dài (long-term care), tỷ lệ lưu hành cho hành vi tự sát là nhiều hơn 6%. Thường thấy nhất là ý tưởng tự sát.

Tỷ lệ lưu hành này cao hơn rất nhiều ở nữ giới khi so sánh với nam giới. Tỷ lệ cao này cho thấy các bác sĩ lâm sàng nên chú ý hơn khi thăm khám những người già sống trong những cơ sở chăm sóc bệnh mãn tính, điều tra viên Syeda Beenish Bareeqa, nhà nghiên cứu lâm sàng ở Jinnah Medical và Dental College, Karachi, Pakistan, và người giám sát nghiên cứu, Dallas, đến từ University of Texas Southwestern Medical Centar, đã nói với Medscape Medical News.

“những sơ sót trong chẩn đoán hoặc không được điều trị trong nhóm người này có thể dẫn tới những hậu quả nguy hại về sức khỏe,” Bareequa nói.

Không được chẩn đoán, không được điều trị.

Ở Mỹ, khoảng 42% người ở độ tuổi 70 hoặc già hơn sẽ sống ở chế độ chăm sóc lâu dài, hoặc là ở trong một cơ sở chăm sóc hổ trợ, hoặc là ở trong một viện dưỡng lão, Bareequa ghi nhận.

Mặc dù rất nhiều người sống ở chế độ chăm sóc lâu dài có rối loạn về khí sắc.  nghiên cứu trước đây cho thấy rằng ít hơn 25% trường hợp được chẩn đoán và điều trị, cô nói.

Bareeqa nói thêm rằng tự sát – và những liên đới của nó với những yếu tố như là dịch Covid 19, trầm cảm, và bắt nạt qua thế giới ảo – là một chủ đề đang được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Cô cùng các đồng nghiệp muốn khảo sát những hành vi tự sát trong chế độ chăm sóc lâu dài.

Những nhà nghiên cứu này đã tiến hành một công cuộc tìm kiếm tài liệu của những nghiên cứu về hành vi tự sát giữa những người lớn hơn 60 tuổi sống trong chế độ chăm sóc lâu dài  Họ đã xem xét kỹ lưỡng hành vi tự sát tổng quan và những phân nhóm hay gặp nhất: ý tưởng tự sát, nỗ lực tự sát, tự sát thành công, hành vi tự hủy hoạt và vết thương không mang tính chất tự sát.

Nghiên cứu phân tích bao gồm 20 nghiên cứu và 3 triệu người sống ở trong chế độ chăm sóc lâu dài. Phần lớn của những nghiên cứu này được thực hiện ở Mỹ (n=5) và Úc (n=4).

Kết quả cho thấy tỷ lệ ước lượng về hành vi tự sát khoảng 6.4% (0.64; 95% Cl, .057 – .070. Một tỷ lệ cao như vậy là “đáng cảnh báo và bất ngờ,” Bareeqa nói. Cô ghi nhận rằng hầu hết những nghiên cứu trong bài phân tích được thực hiện ở đất nước đã phát triển với những hệ thống chăm sóc sức khỏe tân tiến.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo cáo tỷ lệ tự sát mỗi 100000 người cao tuổi (từ 75 tuổi trở lên) là 50 cho đàn ông và 16 cho phụ nữ, nhưng tỷ lệ này không có phân tầng bởi hoàn cảnh sống, Bareeqa nói.

Tỷ lệ cao hơn ở phụ nữ.

Trong bài nghiên cứu phân tích gần đây, 5 trong 20 nghiên cứu có nguy cơ sai lệch thấp (low risk of bias), 14 có nguy cơ sai lệch trung bình, và 1 có nguy cơ cao, Bareeqa báo cáo.

Trong những phân tích phân nhóm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra tỷ lệ hành vi tự sát cao trên những nghiên cứu ở Úc, nơi mà tỷ lệ lưu hành của hành vi tư sát là 36.9% (95% Cl, 9.2 – 64.7) so sánh với 1.4% ở Mỹ (95% Cl, 1.0 – 1.8).

Một kết quả đáng ngạc nhiên khác là tỷ lệ lưu hành của những hành vi tự sát ở phụ nữ (15.8%), cao hơn rất nhiều ở đàn ông (7.9%). “giới tính nam là một yếu tố nguy cơ tự sát được thiết lập tốt trong các y văn những điều này không phải là trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi,” Bareeqa nói.

Thêm vào đó, nghiên cứu phân tích cho thấy ý tưởng tự sát là loại phổ biến nhất của hành vi tự sát. Trong một mẫu dân số khoảng 2 triệu người trong 8 nghiên cứu, ý tưởng tự sát hiện hành là 12%.

Những rối loạn tâm thần đi kèm với hành vi tự sát, tỷ lệ lưu hành của trầm cảm là 14.4%, cao hơn rất nhiều của tỷ lệ 5.1% dành cho nhiều loại bệnh đồng mắc – bao gồm trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn loạn thần, tiền sử của nỗ lực tự sát trước đây, hoang tưởng, sảng, và ảo giác.

 Mặc dù trầm cảm và những tình trạng tâm thần khác có thể giúp trong việc giải thích hành vi tự sát ở người cao tuổi, Bareeqa tin rằng những rối loạn thể chất cũng đóng một vai trò lớn. “những bệnh như là ung thư hoặc là suy tạng giai đoạn cuối, khá phổ biến với người lớn tuổi, và trong một số trường hợp không thể chữa khỏi. Những vấn đề y khoa này tạo điều kiện cho các vấn đề sức khỏe tâm thần phát triển và cuối cùng, có thể dẫn đến những hậu quả như là tự sát,” cô nói.

Cô nhấn mạnh tầm quan trọng của một phương pháp tiếp cận đa chiều để ngăn cản tự sát ở những người cao tuổi sống tại những cơ sở chăm sóc lâu dài.

Thêm vào đó, những nghiên cứu của cô nhắm đến việc đánh giá chất lượng của dịch vụ chăm sóc được cung cấp bởi những cơ sở chăm sóc lâu dài. “có thể chúng ta đi đến bản chất của vấn đề và đưa ra những chiến lược để cải thiện nó.” Bareeqa nói.

“Không phải là chuyện lạ”

Trả lời cho Medscape Medical News, giáo sư Rajesh R. Tampi và là trưởng khoa của khoa tâm thần, trường đại học y khoa và các sáng kiến y tế Công giáo y tế dịch vụ y tế hành vi Creighton, ở Omaha, Nebraska, đã nói rằng những kết quả cho thấy, mặc dù nguy cơ sai lệch trong nghiên cứu, “hành vi tự sát không phải là chuyện lạ ở người lớn tuổi trong những cơ sở chăm sóc lâu dài.”

Tuy nhiên, Tampi, cựu giám đốc của AAGP(hiệp hội tâm thần học lão khoa Hoa Kỳ) và là người không có tham gia trong nghiên cứu này, nhấn mạnh rằng bài phân tích chỉ mô tả các liên kết “ nhưng không chỉ ra mối quan hệ nhân quả.”

Thêm vào đó, những phân tích phân nhóm nên cung cấp thông tin về những yếu tố nguy cơ có thể có cho những hành vi tự sát ở những cơ sở chăm sóc lâu dài, như là trầm cảm, lo âu, và đau mạn tính, ông ta nói.


Nguồn: https://bvtt-tphcm.org.vn/ty-le-cua-hanh-vi-tu-sat-dang-bao-dong-day-bat-ngo-o-nhung-nguoi-phai-dieu-tri-lau-dai/