XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN VÌ SỰ AN TOÀN CỦA NGƯỜI BỆNH,
AN TOÀN CHO CỘNG ĐỒNG
Tháng 5 "Tháng hành động vì môi trường" với sự kiện quan trọng đầu tháng đó là Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm 2022 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chỉ một Trái đất” (Only One Earth) nhằm truyền tải ý nghĩa thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất.
Có thể nói xây dựng môi trường Bệnh viện Xanh sạch đẹp là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ sở y tế. Hưởng ứng tháng hành động vì môi trường Xin trích dẫn Bài viết của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện Từ Dũ sẽ cung cung cấp kiến thức cần thiết cho nhân viên y tế về tầm quan trong của công tác chống nhiểm khuẩn tại các cơ sở y tế.
Môi trường bệnh viện bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo bao quanh con người ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động của nhân viên y tế (NVYT), người bệnh (NB), thân nhân, tác động đến đời sống và phát triển của con người, thiên nhiên. Môi trường bệnh viện (MTBV) được chia thành các loại:
1. Môi trường bề mặt: sàn nhà, tường, trần nhà, trang thiết bị chăm sóc NB;
2. Môi trường không khí bao gồm khí lưu thông trong bệnh viện;
3. Môi trường nước bao gồm nguồn nước sử dụng trong chăm sóc, điều trị và sinh hoạt.
Vệ sinh môi trường bệnh viện góp phần quan trọng trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày tại các cơ sở y tế. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy môi trường bề mặt ô nhiễm là nguồn lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV).
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường bề mặt là do việc phát tán vi sinh vật gây bệnh từ NB, NVYT nhiễm khuẩn hoặc mang vi sinh vật định cư vào môi trường qua các hoạt động chăm sóc và điều trị. Các bề mặt xung quanh NB có tần suất ô nhiễm cao hơn các bề mặt khác do đây là nơi NVYT, NB, khách đến thăm động chạm, tiếp xúc thường xuyên.
PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN TỪ MÔI TRƯỜNG TRONG BỆNH VIỆN
1. Tác nhân và nguồn lây các mầm bệnh trong bệnh viện
Các tác nhân lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp bao gồm:
Virus:
Gây nhiễm khuẩn có nguy cơ gây dịch như vi rút hợp bào đường hô hấp (RSV), Rotavirus, Enterovirus 71, vi rút Cúm…
Vi khuẩn:
+ Vi khuẩn gây tiêu chảy như E.coli, tả, Clostridium difficile….
+ Vi khuẩn đa kháng thuốc: Tụ cầu vàng kháng Methicilline (MRSA), cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycine (VRE), Acinetobacter đa kháng.
Ký sinh trùng; Nấm; Mốc.
2. Phương thức lây truyền
Có 3 đường lây truyền chính: tiếp xúc, giọt bắn, không khí.
– Tiếp xúc: là đường lây truyền quan trọng và phổ biến nhất và được chia làm hai loại là tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp (tiếp xúc với vật trung gian chứa tác nhân gây bệnh).
• Giọt bắn: khi các tác nhân gây bệnh chứa trong các giọt nhỏ bắn ra khi NB ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc; các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có trong các giọt bắn có thể truyền bệnh từ người sang người trong một khoảng cách ngắn (<1 mét).
– Không khí: xảy ra do các giọt bắn li ti chứa tác nhân gây bệnh, có kích thước < 5μm. Các giọt bắn li ti sinh ra khi NB ho hay hắt hơi, sau đó phát tán ra môi trường xung quanh và có thể đi xa 50 mét.
Người bệnh là nơi bài tiết ra các nguồn bệnh, sau đó phát tán và lây qua đường tiếp xúc, đường giọt bắn, đường không khí và bám dính trên các bề mặt như sàn nhà, tường, trần nhà, tay nắm cửa, các bề mặt dụng cụ và máy móc dùng trong chăm sóc, điều trị NB. Một số tác nhân phát tán vào trong môi trường không khí như lao, sởi, thủy đậu làm ô nhiễm không khí. NB, nhân viên y tế, khách thăm và người nhà NB nếu chưa có miễn dịch, khí hít vào có thể mắc bệnh.
Những đồ vật tiếp xúc gần NB đều có nguy cơ mang mầm bệnh như: thành giường, ga trải giường, những đồ vật để trên giường, dây đo huyết áp, bơm tiêm tự động, nút gọi nhân viên y tế, túi đựng nước tiểu, đồ chơi dùng cho trẻ, dụng cụ tập vật lý trị liệu hoặc tâm lý trị liệu.
Để góp phần cắt đứt đường lây truyền trong môi trường bệnh viện, công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn đã đặt ra những biện pháp phòng ngừa chuẩn, hỗ trợ cho công tác khám và chữa bệnh với mục đích:
• Phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản áp dụng cho mọi NB bất kể chẩn đoán và thời điểm chăm sóc
• Phòng ngừa tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, chất tiết, chất bài tiết
• Giảm thiểu lây truyền nhiễm trùng cho NVYT hoặc NB khác
Những nội dung chính của phòng ngừa chuẩn mà tất cả các NVYT đều biết:
• Rửa tay
• Sử dụng phương tiện phòng hộ các nhân: Mang găng, khẩu trang, kính bảo vệ, áo choàng và bao chân khi có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch tiết
• Quy tắc vệ sinh đường hô hấp
• Dự phòng tổn thương do kim và vật sắc nhọn
• Xử lý đúng dụng cụ, thiết bị chăm sóc NB
• Vệ sinh môi trường
• Quản lý đồ vải
• Quản lý chất thải
• Sắp xếp NB
Lưu ý rằng trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào đối với NB (khách hàng), NVYT (người cung cấp dịch vụ) cũng không được phân biệt tình trạng bệnh đã được chẩn đoán hay nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm – vì vậy công tác này đòi hỏi mỗi NVYT phải hết sức tự giác cũng như nghiêm túc thực thi, coi đó là trách nhiệm với tiêu chí “An toàn vì người bệnh, an toàn vì cộng đồng”, thiết thực tạo nên một môi trường trong lành, tạo nên sự an tâm mỗi khi đặt chân vào bệnh viện./.
Nguồn: http://phongkhamhanhphuc.com/an-toan-moi-truong-yen-tam-cong-tac/
Thời gian qua Bệnh viện Tâm thần Yên Bái luôn đặc biệt chú trọng đến hoạt động xây dựng môi trường Bệnh viện bằng việc nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất, bảo đảm quản lý chất thải, vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp đủ nước sạch và bố trí cây xanh, thảm cỏ trong khuân viên bệnh viện, Trồng thêm cây xanh xung quanh bệnh viện, thường xuyên tổng vệ sinh bệnh viện, quan trắc môi trường bệnh viện định kỳ hàng năm, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ nhân viên và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Một số hình ảnh về BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái